Trần Thach Cao đẹp nhất update 2021

Trần thạch cao ngày càng được ứng dụng cho nhiều dạng công trình. Từ nhà ở dân sinh cho đến các công trình quy mô lớn, người ta đều có xu hướng chuyển sang làm trần bằng chất liệu thạch cao. Vậy trần thạch cao được phân loại ra sao? Ưu nhược của từng loại là gì? Giá thi công trần thạch cao có đắt không? 

1/ Trần thạch cao là gì? 

Trần thạch cao hiểu đơn giản là dạng trần được thi công chủ yếu từ chất liệu thạch cao. Đã từ lâu thạch cao được biết đến như dạng vật phổ biến, ứng dụng trong nhiều mảng của lĩnh vực xây dựng. Ngay những công trình biểu tượng trường tồn với thời gian như thành cổ Ai Cập, kim tự tháp Ai Cập,.. Người ta cũng đều sử dụng đến thạch cao.

trần thạch cao
trần thạch cao

Để hoàn thiện một mảng trần đẹp mắt, thợ thi công cần tiến hành ghép nối các mảng thạch cao lại với nhau. Thông thường, chúng được gắn chặt với nhau dưới mảng trần bê tông của mỗi công trình. Muốn gắn kết từng mảng trần thạch cao, đội ngũ thi công sẽ cần dùng đến hệ thống khung đỡ, tấm trần và bả.

  • Khung thạch cao: Bộ khung này đóng vai trò quyết định đến chất lượng, tính thẩm mỹ của mỗi mảng trần thạch cao. Đồng thời, trần có bền hay không cũng phụ thuộc lớn vào bộ khung này. Tất cả các tấm trần đơn lẻ đều phải gắn theo phần khung xương định hình từ trước.
  • Tấm trần thạch cao: Thành phần này chỉ được thi công khi bộ khung xương thạch cao đã hoàn thiện. Những tấm trần này lần lượt gắn vào khung bằng loại vít đặc biệt. Quá trình ghép nối cần đảm bảo độ phẳng cho mảng trần.
  • Sơn bả: Tác dụng chính của sơn bả là tạo tính thẩm mỹ cho mảng trần. Theo đó, sơn bả có tác dụng tạo độ mịn, đều màu cho mặt trần. Lớp sơn bả này cũng giúp bảo vệ mặt trần tác động từ môi trường như độ ẩm, nhiệt độ cao.

2/ Trần thạch cao được phân loại như thế nào? 

Trần thạch cao không chỉ có riêng một loại như mọi người vẫn nghĩ. Thực tế dựa theo cấu tạo, tính chất, hình dáng, người ta sẽ phân chia trần thạch cao thành nhiều loại.

A: Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo 

Dựa vào cấu tạo, trần thạch cao có thể chia thành 2 nhóm lớn. Bao gồm trần nổi và trần chìm

Trần thạch cao nổi (trần thả)

Đây là loại trần nổi này với đặc trưng khung xương lộ ra phía ngoài. Tác dụng chính của trần thạch cao nổi là giấu đi khuyết điểm của công trình như dẫn điện, ống dẫn nước,.. Mảng tường nổi giúp che đi khiếm khuyết của ngôi nhà cực kỳ hiệu quả.

trần thạch cao nổi
trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho công trình mà còn hỗ trợ cách nhiệt, cách âm, hạn chế thiệt hại do cháy nổ,.. Trong trường xảy ra hỏa hoạn, mảng trần này có khả năng làm chậm lại quá trình lửa lan rộng. Từ đó, làm giảm đi phần nào thiệt hại cho gia chủ.

Thời gian thi công trần nổi tương đối nhanh. Vậy nên, chi phí thi công cũng rẻ hơn một số dạng trần khác. 

Vì được ghép nối theo dạng nổi nên trần thạch cao thả cũng rất dễ để tháo dỡ. Khi cần sửa chữa hoặc thay mới trần, người thi công chỉ việc tháo tấm thạch cao đã hư hỏng và thay bằng tấm trần mới là xong.

Thiết kế dạng trần nổi đặc biệt thuận tiện cho quá trình bố trí đường dây điện hoặc hệ thống thiết bị làm mát. Ngoài ra, trần thả hầu như rất ít bị cong vênh trước tác động của điều kiện thời tiết.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm kể trên, trần thạch cao nổi vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định. Bởi ghép nối từ nhiều tấm trần nhỏ nên dễ tạo cảm giác không gian bị chia nhỏ. Chính vì vậy kiểu thả chỉ thực sự phù hợp với công trình có diện tích nhỏ. Còn với dạng công trình quy mô như hội trường lớn, người ta sẽ ít sử dụng loại trần này.

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm được dựng theo khung ẩn hoàn toàn sau lớp thạch cao. Vậy nên, người nhìn hầu như không nhận thấy sự tồn tại của bộ khung này. Thoạt nhìn, nhiều người dễ nhầm lẫn trần thạch cao chìm chỉ là mảng tường bê tông nhưng được sơn phủ.

Khi lựa chọn thi công trần thạch cao chìm, gia chủ có thể lựa chọn trần phẳng hoặc trần giật cấp.

Trần thạch cao phẳng 

Trần thạch cao phẳng tạo cho không gian sự thoáng đãng nhờ đã lược bỏ đi hầu hết các chi tiết. Thời gian thi công trần phẳng cũng tương đối nhanh, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Trần thạch cao theo dạng phẳng thường được ứng dụng phổ biến trong công trình nhà phố, căn hộ chung cư.

Trần thạch cao chìm
Trần thạch cao chìm

Tuy vậy trần phẳng lại chưa thực sự đa dạng về mẫu mã, dễ xảy ra hiện tượng lột trần nếu quá trình thi công không đảm bảo. 

Trần thạch cao giật cấp 

Loại trần này sẽ có phần khung xương chìm đồng thời bề mặt mỗi tấm thạch cao được phân chia thành nhiều bậc. Tương ứng với mỗi cấp lại là một mặt phẳng riêng biệt.

So với trần phẳng, trần giật cấp có tính đa dạng về mẫu mã hơn. Theo đó, việc bố trí hoa văn, chi tiết phào chỉ hoàn toàn có thể bố trí theo yêu cầu của gia chủ. Hệ trần giật cấp sẽ tạo nên sắc đặc trưng, nổi bật riêng cho từng công trình.

Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp phòng khách đẹp

Mảng trần giật cấp có đảm bảo tính thẩm mỹ theo yêu cầu hay không phụ thuộc rất lớn vào tay nghề thợ thi công. Nếu người thợ không có kỹ thuật tốt, mảng trần sau khi hoàn thành nhìn sẽ thẩm mỹ, họa tiết không sắc nét.

Quy trình thi công trần thạch cao giật cấp tương đối phức tạp, cần nhiều thời gian hơn so với trần phẳng. Trong trường hợp xảy ra hiện tượng nước rò rỉ, để khắc phục sự cố gia chủ thẩm mỹ có thể phải tháo gỡ cả mảng trần. Không những vậy, chi phí sửa chữa thay mới còn rất tốn kém.

B: Phân loại trần thạch cao dựa theo chức năng 

Ngoài đặc điểm cấu tạo, người ta còn phân loại trần thạch cao theo chức năng. Trong đó phổ biến nhất là trần cách âm, trần chống cháy, trần chống ẩm, trần chịu nước.

Trần thạch cao cách âm

Đây là loại trần thạch cao điểm cấu tạo từ 3 lớp thành phần chính bao gồm phần khung xương, hệ thống tấm thạch cao và bông thủy tinh. Loại trần này có khả năng hạn chế 80% âm thanh. Do đó trần cách âm rất hay được ứng dụng tại phòng hát karaoke, các công trình gần nguồn gây ồn, trường học, bệnh viện, nơi tổ chức sự kiện.

Trần thạch cao cách âm
Trần thạch cao cách âm

Quy trình thi công trần cách âm cũng tương đối phức tạp bởi chúng cần cấu thành từ 3 lớp vật liệu. Muốn đảm bảo hiệu quả cách âm, chất lượng vật liệu thi công phải đạt tiêu chuẩn đồng thời quy trình thi công phải thực hiện đúng kỹ thuật.

Trần thạch cao hỗ trợ chống cháy 

Đây là loại trần kết hợp giữa nguyên liệu thạch cao, các sợi thủy tinh kèm theo phụ gia Micro Silica. Trong đó, phần phụ gia Micro Silica đóng vai trò như một vật liệu chống cháy. Phía bên ngoài, người ta còn bố trí thêm lớp giấy hồng chuyên dụng.

Thạch cao chống cháy phát huy tốt tác dụng trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra. Khi đó, mảng trần giống như một ranh giới ngăn cách không cho lửa lan nhanh sang khu vực khác. Từ đó hỗ trợ giảm thiểu thiết bị cho cả người và tài sản. 

Vậy nên, trần chống cháy rất cần được áp dụng cho những khu vực đặc biệt như kho chứa hàng, phòng chứa nhiều đồ điện tử,.. Hoặc khu vực cầu thang thoát hiểm cũng rất cần bổ sung trần chống cháy.

Trần thạch cao chống ẩm 

Trần thạch cao chống ẩm chuyên được thi công tại một số nơi ẩm thấp như, nhà tắm, WC, phòng bếp. Theo đó, bên thi công lúc này sẽ dùng đến loại tấm chống ẩm Gyproc 9mm hay loại tấm thạch cao của Đức. Chúng là những dạng vật liệu có khả năng chống ẩm cực tốt, ngăn chặn ẩm mốc, giữ cho công trình luôn sạch sẽ.

Trần thạch cao chống nước 

Trần thạch cao chống nước có khả năng chịu nước cực tốt, không bị hư hỏng khi tiếp xúc với nước thường xuyên. Hệ thống tấm thạch cao chống nước thậm chí có thể sử dụng để lát sàn. Chúng không chỉ chịu nước mà còn chống chịu tốt với tác động lực.

C: Phân loại trần thạch cao dựa theo phong cách thiết kế 

Dựa vào phong cách thiết kế, trần thạch cao có thể được dân trong nghề chia thành 3 loại chủ yếu. Đó là trần thạch cao cổ điển, bán cổ điển và hiện đại.

Trần thạch cao cổ điển 

Trần thạch cao cổ điển
Trần thạch cao cổ điển

Đối với loại trần thiết kế theo phong cách cổ điển các chi tiết hoa văn thường khá cầu kỳ. Một số họa tiết cơ bản thường hay được áp dụng phải kể đến như:

  • Chi tiết mái vòm 
  • Hoa văn tạo điểm nhấn tại 4 góc tường 
  • Chi tiết chỉ nẹp hoa văn
  • Các chi tiết phào chỉ 

Mảng trần thiết kế theo phong cách cổ điển cần vuông thành sắc cạnh. Tổng thể mảng tường không phân chia thành quá nhiều khu vực.

Trần thạch cao bán cổ điển 

Trần thạch cao bán cổ điển giao thoa giữa phong cách hiện đại và cổ điển. Hoa văn bố trí trên trần có phần phá cách nhưng vẫn mang hơi hướng cổ điển. Trong đó phổ biến nhất là những dạng chi tiết như:

  • Phào chỉ dạng trơn
  • Chỉ nẹp dạng trơn
  • Chỉ nẹp dạng cong 
  • Họa tiết bố trí tại 4 góc tường 

Giống như trần thạch cao thiết kế theo phong cách cổ điển, để tạo điểm nhấn người ta cũng thường sử dụng đến đèn trần. Lưu ý, loại đèn trần nên đơn giản một chút sao cho phù hợp với phong cách thiết kế công trình.

Trần thạch cao hiện đại 

Trần thạch cao thiết kế theo phong cách hiện đại có tính linh động cao, dễ dàng ứng dụng với nhiều loại hình công trình. Đường nét chi tiết hoa văn bố trí không cần tuân theo nguyên tắc khắt khe như phong cách cổ điển.

Trần thạch cao hiện đại
Trần thạch cao hiện đại

Trong đó, kiểu trần giật cấp vẫn được ưa chuộng nhất. Bởi kiểu trần này đặc biệt phù hợp với công trình nhà ở hiện đại.

3/ Vì sao nên lựa chọn thi công trần thạch cao? 

Bên cạnh trần gỗ hay các loại trần từ chất liệu khác, trần thạch cao ngày càng ứng rộng rãi hơn trong nhiều dạng công trình. Sở dĩ trần thạch cao lại cực kỳ được yêu thích chính là bởi chúng đem đến tính thẩm mỹ cao cho công trình. Bên cạnh đó những kiểu trần này còn có chức năng cách nhiệt, cách âm tương đối tốt.

thi công trần thạch cao
thi công trần thạch cao

Tạo tính thẩm mỹ cao cho công trình 

Nếu để ý, bạn dễ thấy rằng công trình nào ứng dụng trần thạch cao nhìn đều rất sạch sẽ thoáng mát. Trần thạch cao đem lại tính thẩm mỹ cho mọi công trình là điều không cần bàn cãi. Chất liệu thạch cao có thể dễ dàng điều chỉnh tùy theo thiết kế công trình.

Đặc biệt, trần thạch cao sau khi thi công xong sẽ được bao phủ bởi lớp sơn giống như màu sơn của các mảng tường xung quanh. Nhờ đó, chúng có khả năng tạo tính đồng nhất, không tạo ra sự khác biệt nhiều với phần mảng tường đã thi công.

Trần thạch cao cũng có thể được thiết kế theo phong cách cổ điển, bán cổ điển hay hiện đại tùy theo nhu cầu của gia chủ. Mỗi công trình khi đó sẽ mang dấu ấn riêng của từng gia chủ.

Thi công trần thạch cao đảm cho công trình tính sạch sẽ, thông thoáng. Đối với công trình nhà ở hiện đại, loại trần này chắc chắn thích hợp nhiều so với trần gỗ.

Hỗ trợ chống cháy tương đối hiệu quả 

Ngoài việc mang đến tính thẩm mỹ cao, trần thạch cao còn hỗ trợ chống cháy tương đối hiệu quả. Các chuyên gia trong ngành đã chỉ ra rằng trong thành phần của thạch cao có chứa khoảng 21% hợp chất hóa học có tác dụng chống cháy. Chúng tham gia tốt vào việc giảm thiểu sự truyền nhiệt, làm chậm tốc độ lây lan của đám cháy.

Đặc biệt với loại trần chống cháy chuyên dụng, khả năng chống cháy lại càng được nâng cao hơn. Bởi người ta đã bổ sung thêm phụ gia Micro Silica cộng với lớp màng bọc chuyên dụng. Nhờ vậy, trần rất khó bắt lửa. Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn đám cháy nhưng chúng hoàn toàn có thể làm chậm lại, không cho đám cháy bùng phát nhanh.

Hỗ trợ cách âm cực kỳ hiệu quả 

Sử dụng trần thạch cao là một trong những phương pháp đầy hiệu quả để ngăn chặn tiếng ồn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, tiếng ồn bên trong không gian thi công trần cũng sẽ không bị hấp thụ đáng kể.

Với loại trần cách âm chuyên dụng, lớp bông thủy tinh cùng với lớp khung và hệ thống tấm thạch cao có thể hấp thụ đến 80% âm thanh. Nhờ đó, gia chủ sẽ không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài. Hoặc nếu kinh doanh hàng quán karaoke hay thi thoảng muốn giao lưu văn nghệ với bạn bè, bạn cũng không cần lo lắng tiếng ồn từ dàn karaoke ảnh hưởng đến hàng xóm.

4/ Cập nhật bảng giá thi công trần thạch cao 

Giá thi công trần thạch cao hiện nay nhìn chung không thuộc dạng quá cao nếu so với trần gỗ tự nhiên. Giá thi công còn phụ thuộc vào từng chủng loại trần, đơn vị thi công, hình thức thi công (thi công theo kiểu trọn gói hoặc từng phần),.. Trong đó nếu lựa chọn kiểu trần thả đơn giản, mức giá thi công sẽ chỉ khoảng hơn trăm ngàn mỗi mét vuông.

Tuy nhiên mình nếu yêu cầu thi công các loại trần phức tạp như trần giật cấp, trần cách âm, trần chống cháy,.. Tất nhiên giá sẽ cao hơn loại trần thả hoặc trần phẳng không yêu cầu họa tiết cầu kỳ.

Để biết chính xác giá cả thi công, khách hàng cần liên hệ trực tiếp với bên cung cấp dịch vụ. Đối với công trình lớn, bạn cần làm hợp đồng rõ ràng.

5/ Lưu ý khi lựa chọn làm trần thạch cao 

Trong quá trình lựa chọn, thi công trần thạch cao, bạn cần chú ý đến nhiều vấn đề. Chẳng hạn như lựa chọn kiểu trần phù hợp, sử dụng nguồn vật tư chất lượng, chọn đơn vị thi công uy tín.

Trần thạch cao chỉ phát huy tốt tác dụng mang lại tính thẩm mỹ khi chúng phù hợp với thiết kế công trình. Đối với những công trình có diện tích hay đẹp, chiều cao thấp, bạn không nên chọn kiểu trần cầu kỳ như trần giật. Thay vào đó, hãy chọn trần phẳng không có nhiều họa tiết cầu kỳ.

Ngược lại với công trình có diện tích rộng, xây dựng theo phong cách cổ điển hoặc bán cổ điển, trần thạch cao với họa tiết cầu kỳ sẽ khá phù hợp. Ngoài ra với công trình trường học, bệnh viện loại trần thả hoặc trầm chìm phẳng luôn là lựa chọn số 1. Bởi loại trần này thi công đơn giản, không tốn nhiều chi phí, thuận tiện khi cần sửa chữa hoặc tháo dỡ.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý chọn nguồn vật tư chất lượng. Muốn vậy, bạn phải lựa chọn đúng đơn vị thi công uy tín. Trước khi quyết định có lựa chọn đơn vị thi công nào đó hay không, bạn phải cam kết rõ ràng với bên đó về giá cả, vật tư sử dụng, thời gian tiến hành thi công.

VTC chuyên nhận thi công trần thạch cao tại khu vực Hà Nội và địa bàn một số tỉnh thành lân cận. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xây dựng, VTC cam kết cung cấp đến khách hàng bảng giá thi công hợp lý. Bên cạnh đó chú tôi luôn ưu tiên lựa chọn nguồn vật tư chất lượng. Vậy nếu như có nhu cầu tìm hiểu hoặc đặt dịch vụ làm trần thạch cao, quý khách chỉ cần liên hệ với VTC qua số hotline 0961.343.688.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *